Cách nuôi và chăm sóc cá cảnh tại nhà
Cách nuôi và chăm sóc cá cảnh tại nhà
Việc nuôi và chăm sóc cá cảnh đã và đang là xu hướng được nhiều người đam mê bất kể lứa tuổi nào. Nuôi cá cảnh cũng khá đơn giản, tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần phải biết những kiến thức cơ bản về cách nuôi và chăm sóc cá cảnh tại nhà. Việc chăm sóc không đúng cách có thể làm cho cá chết, không những làm tổn thất công sức và tiền bạc, nhiều người còn cho rằng điều đó không tốt cho phong thủy khi nuôi cá cảnh trong nhà.
Vậy cách nuôi và chăm sóc cá cảnh tại nhà sao cho đúng? Mời bạn cùng tham khảo thông tin dưới đây cùng KOIKA nhé.
1. Chọn hồ cá và giống cá cảnh
Bạn cần cân nhắc giống cá bạn muốn nuôi xem có phù hợp với kích thước hồ cá hay không. Trong trường hợp nhà bạn rộng rãi với hồ cá to, bạn có thể nuôi loại cá to như cá rồng. Còn nếu muốn nuôi các loại cá nhỏ, bạn nên chọn các loại hồ cá có kích thước vừa phải bằng kính cao cấp, vừa dễ vệ sinh lại mang tính thẩm mỹ cao.
Các loại cá bạn thả nuôi cần có sự tương thích, không nên thả loại cá ăn mồi, cá to hoặc cá hung dữ vào chung với các loại cá con, vì như thế các loại cá bé không sớm thì muộn cũng sẽ bị ăn thịt.
2. Vị trí đặt hồ cá
Hồ cá nên được đặt ở những nơi thoáng mát, ánh sáng vừa phải; tránh những nơi ẩm thấp, tối tăm hoặc có ánh nắng trực tiếp.
Với những người tin vào phong thủy, không nên đặt hồ cá gần cửa ra vào hoặc đối diện bếp hoặc bàn ăn. Vị trí đặt hồ cá tốt nhất là ở góc nhà, hoặc vị trí ngăn giữa các phòng.
3. Cách nuôi và chăm sóc cá cảnh
Khi nuôi và chăm sóc cá cảnh tại nhà, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
3.1 Nguồn nước
Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, sinh trưởng và tồn tại của cá. Một khi nguồn nước không được sạch, còn lẫn nhiều chất độc hại, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp lẫn khả năng miễn dịch của cá.
3.2 Thay nước hồ cá
Việc thay nước giúp cho môi trường sống của cá được ổn định hơn, giúp cá phát triển khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn. Tùy thuộc vào các yếu tố như thể tích hồ cá, mật độ cá, giống cá bạn nuôi,... từ đó bạn hãy lên một kế hoạch thay nước định kỳ dành cho cá nhé.
Với những loại cá mới mua từ cửa hàng về, bạn đừng vội thả cá vào hồ. Cá cần làm quen với môi trường mới, nên bạn hãy ngâm túi cá trong hồ khoảng 15 phút, sau đó múc một ít nước trong hồ cá đồ vào túi nilon thêm 15 phút nữa rồi hãy mở túi cho cá từ từ bơi ra.
Tips: Để nước hồ luôn trong, lâu bị đục bởi chất thải của cá và vụn thức ăn dư thừa, bạn có thể dùng men vi sinh chuyên dụng làm trong nước hồ cá KOIKA Clear. Định kỳ 7 ngày một lần, nên nhỏ 30 giọt KOIKA Clear (khoảng 5ml) cho 100 lít nước. KOIKA Clear sẽ giúp phân hủy chất hữu cơ dư thừa, hình thành màng biofilm trong hệ lọc sinh học, làm trong nước, bên cạnh đó còn có công dụng ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong môi trường.
3.3 Độ pH
Độ pH phù hợp để nuôi cá là từ 6.5 đến 8.5. Làm sao để kiểm tra được các chỉ số này? Bạn có thể dùng giấy quỳ hoặc bút thử giúp kiểm soát độ pH trong nước.
Tips: Khi thấy độ pH trong nước thấp, bạn nên dùng men vi sinh tăng độ pH. Và ngược lại, khi độ pH trong nước quá cao, bạn nên dùng men vi sinh làm giảm độ pH. Độ pH rất quan trọng đối với cá cảnh để cá sống khỏe mạnh và tăng trưởng tốt, bạn đừng bỏ qua yếu tố này nhé!
3.4 Nhiệt độ
Nhiệt độ phù hợp cho các loại cá từ 25-30 độ. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết lạnh, bạn cần trang bị thêm nhiệt kế để đo nhiệt độ trong hồ và thiết bị sưởi giúp làm ấm hồ cá trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý khi cá bị bệnh, cần tách riêng cá ra khỏi môi trường sống chung, đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp như dùng thuốc trị bệnh hoặc thay nước cho hồ cá.
Xem thêm: Chăm sóc cá khi cá bị bệnh
Nghề chơi cũng lắm công phu. Việc nuôi và chăm sóc cá cảnh cũng đòi hỏi bạn có sự chăm chút và quan sát kỹ lưỡng để theo dõi sự sinh trưởng hành ngày của cá và có biện pháp xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh. Bù lại, thành quả bạn nhận được là ngắm nhìn những chú cá khỏe mạnh bơi lội trong hồ nước xanh mát… Thật đáng giá phải không? KOIKA chúc các bạn thành công!