Giỏ hàng

Cách tạo vi sinh cho hồ cá Koi, Guppy... và sử dụng psb châm bể cá

Cách tạo vi sinh cho hồ cá trở nên đơn giản hơn với men vi sinh chế phẩm sinh học men vi sinh KOIKA BAC+. Bể cá cảnh thủy sinh khi muốn đưa vào hoạt động, điều đầu tiên cần làm là phải tạo ra hệ vi sinh trước khi bắt đầu thả cá, tép cảnh vào môi trường sống nhân tạo này. Việc cung cấp đầy đủ vi sinh đảm bảo được môi trường sống cho động thực vật thủy sinh, bất kể là hồ của bạn có dung tích lớn hay nhỏ. Vì thế, việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh là rất cần thiết.

1. Cách tạo vi sinh cho hồ cá mới và lưu ý cơ bản

1.1 Lưu ý tạo và cách sử dụng vi sinh cho hồ cá mới cơ bản

Suy nghĩ sai lầm của một vài người chơi cá cảnh chỉ cần có lắp máy lọc, cung cấp thức ăn đầy đủ, tạo ra oxy cho cá...cứ vậy không cần lo lắng gì cả. Một thời gian sau đó, nước hồ hay bị đục dù đã lắp máy lọc, mùi hôi khó chịu dẫn đến việc thay nước thường xuyên mất nhiều thời gian. Dần dần, cá của bạn biếng ăn, màu cá bị xuống so với lúc ban đầu, nặng hơn là số lượng cá chết ngày một nhiều hơn. Cũng vì cách tạo vi sinh cho bể cá theo tự nhiên quá lâu nên một số người chơi cá cảnh sẽ bỏ qua giai đoạn quan trọng này. Nhưng chẳng ai muốn công sức của mình bỏ ra nhưng bị hủy trong tích tắc. 

Vi sinh có lợi còn được gọi là vi khuẩn có lợi, lợi khuẩn khác với vi sinh có hại. Cách tạo vi sinh cho hồ cá không thể hình thành nếu bạn thiếu một hệ thống lọc để để xử lý các chất thải độc và làm nhà cho vi sinh có lợi cư trú. Tạo vi sinh cho hồ cá không đơn là đổ nước rồi chờ vài tuần và vài tháng để vi sinh phát triển rồi mới thả cá vào. Môi trường hồ nước nhân tạo khác xa với môi trường tự nhiên. 

Hình 1: Cách tạo vi sinh cho hồ cá trong, sạch nước

Cách sử dụng vi sinh cho hồ cá phổ biến trong các lĩnh vực xử lý nước khi sản xuất và nuôi trồng thủy sản là nhóm vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter…). Trong đó, Nitrobacter, Nitrosomonas là các lợi khuẩn giúp chuyển đổi khí độc NH3 amoniac (Danh pháp IUPAC là ammonia) của cá thải ra lâu ngày tích tụ, tạo thành NO3-, thông qua quá trình nitrate hóa. Việc chuyển hóa NH3 thành NO3- là một quá trình cần thiết vì khí NH3 dư thừa thời gian dài với số lượng lớn tích tụ sẽ gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng cá chết.

Quá trình oxy hóa NH3 có thể bị gián đoạn vì trong môi trường nước thiếu đi sự có mặt của oxy. Việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp để đảm bảo hoàn thành quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3- không bị gián đoạn, hết sức quan trọng đối với hồ cá. Cách nuôi vi sinh hồ cá không khó, nếu muốn nuôi được chúng, bạn cần có những vật liệu lọc như đá nam thạch, sứ lọc và Matrix để làm ngôi nhà cho chúng trú ẩn và phát triển. Đây là ba loại vật liệu lọc cơ bản nhất được nhiều chuyên gia và người chơi cá cảnh kinh nghiệm khuyên dùng. Trong đó quá trình luân chuyển tuần hoàn của dòng nước sẽ kích thích hệ vi sinh phát triển hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng nước chảy của lọc đi qua vật liệu lọc tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để sinh sôi mạnh.

Hình 2: Cách châm vi sinh cho hồ cá đạt hiệu quả 

1.2 Cách tạo vi sinh cho hồ cá mới đúng tiêu chuẩn

Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh trở nên đơn giản hơn với men vi sinh chế phẩm sinh học men vi sinh KOIKA BAC+. Sản phẩm sinh học giúp cho việc tạo vi sinh trở nên dễ dàng hơn, người chơi cá cảnh sẽ không mất thời gian quá lâu chờ đợi. Thông thường, nếu để vi sinh vật sinh sản theo cách tự nhiên cần một thời gian rất dài, 2 tuần thậm chí là 1 tháng.

》》Xem thêm: Vi sinh thủy sinh

Các bước tạo vi sinh cho hồ thủy sinh:

  • Bước 1: Bố trí, sắp xếp hết mọi thứ cơ bản vào trong hồ từ tạo nền đất nền, phân nền, thực vật, vật liệu lọc, máy lọc, sủi (sục) oxy, sủi CO2, đèn ánh sáng trắng, nhiệt kế...vào trong hồ thủy sinh.
  • Bước 2: Sau khi bố trí, sắp xếp hết mọi thứ trong hồ bao gồm cả vật liệu lọc, giai đoạn này có thể đổ nước vào. Cho nước vào nhẹ từ thành bể đi xuống, tránh để nước áp lực mạnh sẽ làm hại thực vật. Sau khi cho nước vào xong, nhưng đừng vội cho cá, tép cảnh vào nhé, nếu sử dụng nước máy nên thực hiện chu trình (cycle) nước, tránh trường hợp nước bị nhiễm kim loại nặng, chất độc gây hại cho động thực vật.  
  • Bước 3: Cho men vi sinh KOIKA dạng nước hay dạng bột bỏ vào trong hồ. Không vấn đề gì nếu hồ cá của bạn trong giai đoạn này sẽ đục vì dơ, làm dơ nước hồ đó chính là mục tiêu mà ta nhắm đến. Cho máy sủi oxy hoạt động hết năng suất, sủi mạnh nước hồ càng tốt, lúc này việc ta cần làm là muốn cho vi sinh hiếu khí được kích thích để phát triển.

Để biết chính xác việc chu trình (cycle) nước này đã hoàn tất hay chưa bạn có thể sử dụng các máy đo NH3, NO3- kiểm tra xem, nếu các chỉ số về 0 hoặc gần 0 thì chu trình (cycle) nước thành công. Ngoài ra, bạn cần phải chú ý đến nhiệt độ nước và độ pH trong hồ. 

Hình 3: Cách nuôi vi sinh hồ cá

 

2. Cách tạo vi sinh cho hồ cá 

Việc sử dụng thêm chế phẩm vi sinh KOIKA cho hồ cá, sẽ giúp cho hồ cá bổ sung thêm nhiều vi sinh vật nhanh nhất, các vi khuẩn có lợi, hạn chế các vi khuẩn gây hại cho cá. Nếu chỉ sử dụng hệ vi sinh vật để chúng phát triển ở trạng thái tự nhiên trong hồ cá, cả vi sinh vật có lợi lẫn có hại đều phát triển. Và phải chờ thời gian rất lâu chúng mới hoạt động mạnh được. Cách sử dụng vi sinh cho hồ cá, tùy theo đặc tính của sản phẩm men vi sinh KOIKA là dạng nước hay dạng bột. Kết hợp cách sử dụng vi sinh cho hồ cá đúng cách còn tùy theo hồ mới hay hồ đang thả cá sẽ có những cách sử dụng khác nhau, dưới đây là cách sử dụng dựa theo.

》》Xem thêm: Vi sinh cho bể cá

2.1 Cách tạo vi sinh cho hồ cá koi bằng men vi sinh dạng nước

Cách tạo vi sinh cho hồ cá koi dạng nước với những lưu ý sau:

  • Đối với hồ mới sử dụng: cấp nước mới vào hồ, thêm men vi sinh KOIKA dạng nước xịt trực tiếp vào hồ, 6 lần xịt cho 10L nước. khởi động thiết bị lọc nước, sục khí oxy liên tục. Sau 1- 2 ngày đo nồng độ khí, đạt điều kiện thì thả cá vào. Định kỳ cách châm vi sinh cho hồ cá không cần quá để ý vì đây là chế phẩm sinh học tốt bạn có thể xịt nhiều một chút cũng không có hại cho cá.
  • Đối với hồ đang thả cá: Xịt trực tiếp vào bể nuôi, 3 lần xịt cho 10L nước. Thức ăn khô (Cám bột, cám viên) 5 lần xịt cho 50 gram (gam) thức ăn. Thức ăn tươi sống (Artemia, trùn, tim bò) 10 lần xịt cho 50 gram (gam) thức ăn).
  • Đối với hồ thủy sinh: Cần rửa sạch cát nền và cây thủy sinh trước khi cho vào hồ, bổ sung men KOIKA với công thức như trên.
  • Bể nuôi cá biển: Liều dùng tương tự như trên, pH bể cá biển duy trì vào khoảng 7,8-8.

 

Hình 4: Men vi sinh KOIKA BAC+ 

Công dụng: 

  • Giúp cá và tép cảnh mau lớn.
  • Phòng các bệnh đường ruột, nấm, ký sinh trùng.
  • Giúp cá lên màu đẹp

2.2 Cách tạo vi sinh cho hồ cá koi dạng bột

Cách tạo vi sinh cho hồ cá dạng bột với những lưu ý như sau:

  • Đối với hồ mới sử dụng: cấp nước mới vào hồ, thêm men vi sinh KOIKA dạng bột 1-2g/100l nước, khởi động thiết bị lọc nước, sục khí oxy liên tục. Sau 1- 2 ngày đo nồng độ khí, đạt điều kiện thì thả cá vào. Định kỳ cách châm vi sinh cho hồ cá 7-10 ngày cho vào 1 lần, không cần quá để ý vì đây là chế phẩm sinh học tốt bạn có thể xịt nhiều một chút cũng không có hại cho cá.
  • Đối với hồ đang thả cá: dựa trên thể tích nước có trong hồ nuôi mà bổ sung KOIKA. Tép hay cá bột, 1/2 muỗng sữa chua vào 30 Lít nước nuôi (1 lần/ngày), pha thẳng vào cốc chứa artemia, cám, hoặc trùng trong 30 phút rồi cho ăn.
  • Đối với hồ thủy sinh: Cần rửa sạch cát nền và cây thủy sinh trước khi cho vào hồ, bổ sung men KOIKA với công thức như trên.
  • Bể nuôi cá biển: Liều dùng tương tự như trên, pH bể cá biển duy trì vào khoảng 7,8-8.

 

Hình 5: Men vi sinh KOIKA BAC dạng bột

Công dụng:

  • Giúp cá và tép cảnh mau lớn.
  • Thúc đẩy quá trình lên màu của cá và tép cảnh.
  • Gia tăng tỷ lệ sống của cá bột, tép bột.

 

3. Cách làm vi sinh PSB cho bể cá

Đối với người nuôi cá, tép cảnh vi khuẩn quang hợp PSB không xa lạ với họ. Một trong những dòng sản phẩm mà anh em nuôi cá gần như không thể thiếu bởi sản phẩm vi sinh quang hợp này ngay lập tức tái tạo hệ vi sinh cho hồ cá mới và cũ. Đây là một loại vi khuẩn thuộc loại lợi khuẩn và nó giúp xử lý nước và chất thải có trong nước vô cùng hữu hiệu. 

Cách làm vi sinh psb trước đây đã lỗi thời, càng không đơn giản, tốn nhiều thời gian. Với Sản phẩm KOIKA - PSB chứa chủ yếu là các chủng vi sinh quang dưỡng Rhodopseudomonas với nhiều tính năng ưu việt thì cách làm vi sinh PSB cho bể không còn khó khăn nữa. 

Hình 6: Vi sinh KOIKA - PSB

 

Công dụng của vi sinh KOIKA - PSB:

  • Duy trì tình trạng an toàn và ngăn chặn sự hình thành khí độc trong bể cá và tép cảnh.
  • Giúp phân giải các mùn bã hữu cơ và góp phần làm trong nước.
  • Cải thiện mùi hôi và kiểm soát vi sinh gây bệnh.
  • Tăng cường tốc độ sinh trưởng cho tép và cá cảnh khi bổ sung vào thức ăn.

Liều dùng và cách sử dụng vi sinh KOIKA - PSB:

  • Sử dụng 10 lần xịt (5 ml) cho bể 100 Lít, định kỳ 7 ngày/lần.
  • Trong trường hợp bể bị ô nhiễm hoặc tình trạng kém sử dụng 20 lần xịt (10 ml)/lần trong 3 ngày liên tục, chiếu sáng liên tục không tắt đèn (hoặc 14 - 16 tiếng/ngày). Sau đó sử dụng định kỳ theo khuyến cáo.
  • Chuẩn bị bể mới sử dụng 20 lần xịt cho lần đầu tiền và sử dụng định kỳ theo khuyến cáo.
  • Nếu có dùng hóa chất hay kháng sinh diệt khuẩn thì nên sử dụng chế phẩm sau 72 giờ.
  • Lắc đều trước khi sử dụng.

Nói tóm lại, tạo ra quần thể vi sinh trong hồ thủy sinh là vấn đề cần thiết, nếu không có hệ vi sinh phát triển của động thực vật. Cách sử dụng vi sinh cho hồ cá sẽ không khó khăn và không mất thời gian với các chế phẩm sinh học từ KOIKA. KOIKA vì mục đích mang đến cho những người có sở thích chơi cá cảnh sự tiện lợi nhưng vẫn đáp ứng được sức khỏe của động thực vật trong bể cá. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc và sản phẩm và cách sử dụng chúng.

》》Xem thêm: Làm bộ lọc vi sinh cho bể cá