MEN VI SINH CHO BỂ CÁ
Men vi sinh cho bể cá, vi sinh làm trong nước hồ cá
Giới chơi vi sinh cho bể cá đều biết, bổ sung men vi sinh cho cá là bước vô cùng cần thiết để duy trì môi trường vi sinh làm trong nước hồ cá và ổn định, giúp cá khoẻ, ăn mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt. Vì sao những sinh vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường này lại có ảnh hưởng lớn như vậy? Và có những cách đơn giản nào để nuôi vi sinh trong bể cá?
Vi sinh cho bể cá cũng tương tự như nhiều loại vi sinh khác, chúng là thành viên nằm ở cuối mọi chuỗi thức ăn, đóng vai trò chính trong việc phân giải chất hữu cơ và duy trì môi trường sống. Về sinh học, vi sinh (hay vi sinh vật) là tên gọi chung cho các loại vi khuẩn, nấm men… có kích thước hiển vi và tồn tại ở khắp nơi trên Trái Đất.
Vậy vi sinh hồ cá có tác dụng gì?
Trong quá trình nghiên cứu vi sinh nuôi cá cảnh, tép cảnh... mỗi ngày luôn có những chất bẩn trong bể được tạo ra như: thức ăn dư thừa, phân cá, chất nhờn cá tiết ra, lá cây mục (như lá bàng, lá dừa nhiều anh em cho thêm vào bể), lá thuỷ sinh rụng… Những tác nhân này nếu tích tụ trong thời gian dài không được xử lý sẽ dẫn đến đục nước, bể cá có mùi hôi tanh và đàn cá trở nên yếu đi. May thay khi thức ăn của vi sinh bể cá cảnh lại chính là những vật liệu này. Do đó sự có mặt của hệ vi sinh trong hồ cá góp phần rất lớn vào việc phân giải chất hữu cơ, giữ môi trường nước trong sạch nhằm bảo đảm sức khỏe cho đàn cá. Chính vì lẽ đó, vấn đề làm sao tạo nguồn nước vi sinh cho bể cá luôn là vấn đề được các anh em nuôi cá cảnh quan tâm.
Nhóm vi sinh có lợi vừa làm nhiệm vụ "dọn dẹp" hồ luôn sạch đẹp, vừa là "bác sĩ" bảo vệ sức khoẻ đàn cá
Hiện nay, có 2 hướng để tạo vi sinh cho bể cá:
- Sử dụng men vi sinh bể cá (hay thuốc vi sinh cho hồ cá) từ các nhà sản xuất: thị trường đang có khá nhiều thương hiệu và phân loại, để chọn được men vi sinh cho hồ cá phù hợp anh em cũng cần kha khá thời gian tìm hiểu. Phương pháp này thường cho kết quả nhanh chỉ sau 1 - 7 ngày tuỳ loại.
- Tạo vi sinh tự nhiên cho bể cá: có nhiều anh em mày mò tự tạo vi sinh tự nhiên cho bể cá của mình thông qua việc chế bộ lọc hoặc đầu tư cho lớp nền. Tuy nhiên cách này cần khá nhiều công sức, thời gian và kinh nghiệm. Nếu thành công, cũng phải mất tầm 2 tuần từ khi setup, trong bể mới xuất hiện. Và cần 1 tháng để chúng phát triển đạt số lượng cũng như phát huy tác dụng. Nhưng đặt trường hợp những anh em mới nuôi chưa có nhiều kiến thức, hoặc trường hợp khẩn: cá yếu nổi đầu, sình bụng, bể nước trắng đục,... không kịp tự nuôi vi sinh, thì men vi sinh hồ cá từ các nhà sản xuất là lựa chọn tối ưu nhất.
3 tác dụng của vi sinh cho bể cá cảnh người nuôi cần biết
Những người nuôi cá cảnh chuyên nghiệp đã đưa ý kiến cho rằng: nếu không có vi sinh cho bể cá thì các loài thuỷ sinh - cá cảnh không thể tồn tại. Mặc dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng những sinh vật này lại giữ vai trò vô cùng lớn đối với sức khỏe, sức ăn, độ linh hoạt của cá cảnh, tép cảnh và độ trong sạch của môi trường nước. Ngay cả đối với con người, nếu không có chúng thì rác thải trong môi trường sống không thể phân huỷ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống một cách trực tiếp.
Về chuyên môn, các loại vi sinh bể cá cảnh có tác dụng:
- Sản xuất enzyme protease, amylase, lipase… giúp hỗ trợ tiêu hoá cho cá, phân huỷ chất hữu cơ và cặn bã trong bể nuôi
- Tránh tình trạng nhớt bể kính, giữ nước trong, sạch sẽ
- Phân giải khí độc như NH3, NO2, H2S...
- Khử mùi tanh phát ra từ bể cá
- Ức chế sự sinh trưởng của các chủng vi khuẩn gây hại
- Ổn định đường tiêu hoá, giúp cá ăn mạnh, sức khoẻ tốt
- Cá linh hoạt hơn, lên màu đẹp hơn, sức đề kháng tốt
Vi sinh bể cá giúp làm trong nước, phân giải chất hữu cơ, khí độc và tốt cho sức khoẻ của cá
Có thể nói, cá cảnh và tép cảnh không thể tự dưng khỏe mạnh sinh trưởng tốt trong môi trường “nước tù” của bể nuôi. Sự phát triển của cá cảnh rất cần người nuôi xây dựng hồ cá vi sinh, tạo dựng môi trường giống với môi trường sinh sống tự nhiên của chúng, nhất là phải đủ lượng chủng loại có lợi cần thiết. Đặc biệt với những anh em nuôi betta, cá rồng, cá koi, cá bảy màu, cá dĩa… nếu thiếu vi sinh thì cá không thể lên màu đẹp được.
Xét về công năng chính yếu, có thể chia các loại vi sinh cho hồ cá thành 3 nhóm cơ bản:
- Men vi sinh làm trong nước hồ cá và khử khí độc
- Men vi sinh nuôi cá khoẻ, phòng ngừa bệnh
- Men vi sinh hồ cá cải thiện pH
1. Vi sinh làm trong nước hồ cá và khử khí độc
a) Vi sinh làm trong nước hồ cá
Vi sinh làm trong nước hồ cá là một trong những vấn đề được tìm hiểu khá nhiều. Đơn giản bởi màu nước trong là tiêu chuẩn thẩm mỹ cần có của mọi hồ cá cảnh. Bên cạnh đó, độ trong của nước cũng là biểu hiện của môi trường nước sạch, tốt cho sự sinh trưởng của cá cảnh.
Tuy nhiên, nước trong không đồng nghĩa với việc đã bổ sung đầy đủ lượng vi sinh cần thiết. Chẳng hạn như một số anh em sử dụng nước tinh khiết đóng chai để ươm cá bột, nuôi cá cảnh. Mặc dù đây là nguồn nước vô cùng trong, nhưng lại là “nước chết”. Nói như vậy là vì nước tinh khiết đã được các nhà máy sản xuất nước thanh trùng bằng Ozone và tia cực tím, do đó không còn sự tồn tại của các loại vi sinh. Đó cũng là lý do giải thích vì sao nhiều anh em đã đầu tư hồ nước tinh khiết cho cá nhưng chúng vẫn không thể sống khoẻ.
KOIKA CLEAR - Sản phẩm làm trong nước cực tốt từ KOIKA
Biểu hiện cho thấy tình trạng thiếu vi sinh làm trong nước hồ cá:
- Nước có màu trắng đục
- Có nhiều vụn chất thải lắng đọng xuống đáy bể tạo nên màu vàng nhẹ
- Mặt trong của bể kính khi sờ tay vào có cảm giác nhơn nhớt mặc dù nước khá trong
Thức ăn thừa, chất thải cá lâu ngày... sẽ làm nước vẩn đục nếu không có vi sinh làm trong nước hồ cá
Nếu hồ cá có đủ lợi khuẩn, chẳng hạn như chủng vi khuẩn đặc biệt Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus pumilus, Bacillus megaterium hoặc chủng quang dưỡng Rhodopseudomonas sp... thì với chu trình sống tự nhiên của chúng, các chất hữu cơ trong hồ sẽ được phân giải, ngăn chặn sự hình thành của khí độc, giúp bể cá luôn sạch và không có các dấu hiệu trên.
Vậy làm cách nào để nước trong bể luôn trong và sạch đúng nghĩa? Thực tế có khá nhiều cách đã và đang được anh em chơi cá cảnh áp dụng, chẳng hạn như:
- Thay nước định kỳ: Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng nguồn nước có sẵn, không phải tìm mua nguyên vật liệu như nhiều phương pháp khác. Tuy với những người mới bắt đầu chơi cá cảnh, hay người nuôi hồ nhỏ thì khâu thay nước khá dễ dàng, nhưng nếu kích thước hồ lớn, nuôi nhiều loại cá, trồng nhiều thuỷ sinh, hoặc các anh em kinh doanh tiệm cá thì việc thay nước thường xuyên cần rất nhiều thời gian và công sức. Chưa kể việc thường xuyên thay nước không cẩn thận sẽ làm cá có nguy cơ yếu và sốc nước. Bên cạnh đó kỹ thuật thay nước, tỉ lệ nước cần thay và thời điểm thay thích hợp cũng cần cân nhắc kỹ, không thể làm theo cảm tính.
- Sử dụng than hoạt tính: sử dụng than hoạt tính cũng có tác dụng loại bỏ hoặc giảm được mật độ các chất hữu cơ hòa tan trong nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này bạn cũng cần thường xuyên thay mới than định kỳ tương tự như thay nước.
- Nuôi cá lau kính (cá dọn bể): Cá lau kính là loài ăn tạp, chúng có thể ăn phân cá khác, chất hữu cơ dư thừa, và còn bám theo hút nhớt cá khác tiết ra. Do đó việc nuôi cá lau kính sẽ khắc phục được chất hữu cơ lơ lửng trong nước và tình trạng nhớt mặt kính. Tuy nhiên, chính vì ăn tạp nên đôi khi loài cá này “xơi” luôn cả cây thuỷ sinh. Bên cạnh đó, cá lau kính chỉ thích hợp nuôi chung với những loại cá lớn như cá mây trắng, sọc ngựa, tứ vân, hồng đào... tuyệt đối không nên nuôi chung với các giống cá bơi chậm và cá có kích thước nhỏ như cá vàng, cá bảy màu, cá dĩa… để tránh bị tổn thương khi cá lau kính bơi theo hút chất nhầy như tập tính của chúng.
- Dùng bộ lọc vi sinh: Đây được xem là cách làm rất phổ biến, anh em cộng đồng nuôi cá cảnh thường xuyên chia sẻ với nhau kinh nghiệm chế bộ lọc vi sinh từ sứ lọc, matrix, đá nham thạch, than tổ ong đã qua sử dụng... Đây là những ngôi nhà hoàn hảo để các chủng loại trú ngụ mà mọi mô hình cá cảnh đều cần có. Tuy nhiên ngay từ lúc bắt đầu nuôi cá cảnh, nếu bạn chỉ setup bộ lọc vi sinh và chờ chúng sinh sôi nảy nở một cách tự nhiên thì anh em cũng cần bỏ ra từ 3 - 4 tuần. Đây là khoảng thời gian quá dài nếu bạn cần có nguồn nước ổn định nhanh, xử lý sớm cặn bã trong quá trình nuôi và đảm bảo sức khỏe đường dài cho cá.
- Sử dụng men vi sinh: Giải pháp đòi hỏi anh em có thời gian tìm hiểu từ nhiều người có kinh nghiệm, nhằm mục đích tìm được lọ vi sinh cho bể cá làm trong nước tốt. Bởi chế phẩm được sử dụng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của cá, nhiều anh em chỉ nuôi 1 cặp cá quý, nên cần cân nhắc nhiều về uy tín của hãng sản xuất. Tuy nhiên sử dụng men vi sinh mang đến lợi ích vô cùng lớn. Phương pháp này sẽ cho tác dụng nhanh (từ vài giờ đến vài ngày tuỳ loại), cấp cứu cá kịp thời trong trường hợp yếu sức do sự thay đổi của môi trường, hàm lượng khí độc tăng cao, giúp người nuôi tiết kiệm công sức thay nước và thời gian chăm sóc. Đồng thời cũng rất kinh tế, vì đa phần các chế phẩm sinh học chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ trên mỗi đơn vị thể tích.
KOIKA CLEAR PREMIUM - Sản phẩm làm trong nước dạng bột
Chính những lý do đó nên vi sinh làm trong nước hồ cá từ các nhà cung cấp chế phẩm sinh học đang là lựa chọn tốt và tiện lợi, giúp anh em nhanh chóng bổ sung lượng cần thiết, cũng như giữ môi trường nước hồ luôn trong, dồi dào lợi khuẩn, tiết kiệm công thay nước. Đó cũng là những tính năng ưu việt được trang bị trong nhóm sản phẩm KOIKA - CLEAR, KOIKA - CLEAR PREMIUM, KOIKA - CLEAR PLUS và KOIKA - PSB.
b) Men vi sinh cho hồ cá giúp khử khí độc
Ngoài vấn đề nước trong thì người nuôi cũng cần chú ý thêm về giải pháp khử khí độc trong hồ các. Ở môi trường hồ cá cảnh, khí độc Amoniac (NH3) là một chất không có lợi. Chúng được giải phóng qua mang cá, nước tiểu, phân cá và cả thức ăn thừa. Như vậy nếu không được xử lý, thì dù sở hữu bể cá lớn, sự tích tụ các chất thải sinh học vẫn diễn ra. Chỉ sau một thời gian ngắn, những tạp chất hữu cơ này không chỉ làm đục nước, mà sự tăng vọt của nồng độ NH3 còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cá, đầu độc cá đến mức mắc bệnh hoặc chết. Do đó, sự góp mặt của các nhóm lợi khuẩn vào chu trình Nitơ là vô cùng cần thiết.
Quá trình tham gia của các nhóm lợi khuẩn vào chu trình Nito, phân giải khí độc đối với cá
Môi trường nước nhiều khí độc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của đàn cá, khiến chúng có những biểu hiện:
- Cá ăn yếu hoặc bỏ ăn
- Lờ đờ, bơi chậm, kém linh hoạt
- Thể trang cá yếu và chết dần
- Nổi đầu, nhảy khỏi mặt nước
- Không lên màu
- Có mùi hôi tanh bốc lên
- ...
Có 3 cách thường thấy để giúp giảm khí độc trong hồ cá:
Cách 1: Thay nước
Nghe qua thì có vẻ đây là cách dễ nhất vì chỉ cần bỏ đi nước cũ, thay vào nước mới là đã có môi trường nước sạch mới cho cá sống khỏe. Tuy nhiên hoàn toàn không phải vậy. Khi thay nước người nuôi cần sử dụng nguồn nước an toàn, không gây sốc cho cá, cần thay nước đúng thời điểm, đúng liều lượng sao cho vẫn giữ được lượng chủng loại cần thiết, và đúng kỹ thuật để cá không bị đuối sức, mệt mỏi. Nếu không có kinh nghiệm, phương pháp này sẽ gây tác dụng ngược, khiến cá chẳng những không khoẻ hơn mà còn ngày càng yếu đi chỉ vì thường xuyên thay nước.
Cách 2: Kết hợp cây thuỷ sinh trong hồ
Cây thuỷ sinh trong hồ cũng góp phần hấp thụ bớt khí độc cho cá
Các loại rong, tảo… phát huy tác dụng tốt trong việc hấp thu một phần Nitrite (NO2), Nitrate (NO3). Tuy nhiên không phải bể cá nào cũng có cây thuỷ sinh. Một số người nuôi dùng cây nhựa giả, một số khác thiết kế hồ theo phong cách chỉ có lũa, đá… thì hiển nhiên không thể trông chờ vào thuỷ sinh được.
Cách 3: Nhờ sự hỗ trợ của men vi sinh cho cá cảnh
Phương pháp này tương tự như việc vi sinh ăn các chất hữu cơ hỗ trợ làm trong nước. Ở đây sẽ sử dụng nhóm vi sinh có chức năng chuyển hóa NO2, NO3 thành dạng khí không độc: N2O, N2. Giúp người nuôi giảm tối thiểu quy trình và công chăm sóc hồ cá
Như vậy có thể thấy, sử dụng men vi sinh cá cảnh lại một lần nữa mang lại nhiều ưu điểm hơn nhờ vào hiệu quả tận gốc, nhanh chóng và gọn gàng mà mọi mô hình nuôi cá cảnh đều có thể áp dụng được.
Những chế phẩm sinh học giúp khử khí độc và làm trong nước từ KOIKA này được sản xuất và đóng gói ở nhiều dạng: chai vi sinh hồ cá dạng xịt, chai dạng lỏng hoặc hũ/ gói dạng bột. Bạn có thể nhờ những người có kinh nghiệm, hoặc chủ cửa hàng cá cảnh hỗ trợ chọn chủng loại thuốc vi sinh cho bể cá phù hợp. Còn về chất lượng, người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm vì KOIKA là thương hiệu đầu tiên tại thị trường Việt Nam đạt chứng nhận hợp quy theo Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia (QCVN), đạt Tiêu chuẩn Nhà máy Sản xuất Chế phẩm sinh học của Tổng cục Thủy sản và được cấp Chứng nhận quốc tế ISO 22000 và GMP do KMR Hàn Quốc ban hành (thành viên của tổ chức chứng nhận ISO quốc tế).
2. Men vi sinh cho cá tiêu hoá tốt, phòng ngừa bệnh và nâng cao sức đề kháng
Vì sao bạn đã xử lý môi trường nước rất trong, hàm lượng NH3 ở mức an toàn nhưng đàn cá vẫn không khỏe mạnh? Cách giải quyết vấn đề này cũng chính là “đất diễn” cho nhóm vi sinh tiêu hoá và các sản phẩm men vi sinh cho cá ăn khỏe, dễ hấp thu, tăng sức đề kháng.
Men vi sinh cho cá tốt cho hệ tiêu hoá
Nuôi cá vào những tháng mưa nhiều, nhiệt độ xuống thấp anh em sẽ thấy cá rất dễ bị bệnh. Mức nhiệt độ lạnh làm cá kém linh hoạt, ăn ít và dễ bị nấm. Lúc này nếu cho ăn nhiều, cá sẽ sình bụng, hoặc rất dễ dơ nước do thức ăn thừa gây ra. Trường hợp khác, cũng có nhiều người nuôi không dám cho cá ăn thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo… vì sợ nhiễm khuẩn, làm cá bệnh. Tuy nhiên bước quyết định cá có bệnh hay không, không hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết hay “độ sống” của thức ăn, mà là sức khoẻ của đường tiêu hoá.
Biểu hiện khi hệ tiêu hoá của cá kém khỏe mạnh:
- Cá ăn yếu hoặc bỏ ăn
- Lờ đờ, bơi chậm, kém linh hoạt
- Bụng tóp lại hoặc sình ruột
- Phân cá trắng
- Sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh, lở loét da
Vậy cần làm gì khi thấy cá có những triệu chứng trên? Nếu đặt câu hỏi này cho những người nuôi cá nhiều kinh nghiệm, họ đều sẽ khuyên bạn bổ sung men hỗ trợ tiêu hoá cho cá. Trong các loại, thiếu chủng loại hỗ trợ tiêu hoá như Bacteriocin, Bacillus coagulans... là nguyên nhân khiến cho đàn cá không hấp thụ dinh dưỡng, miễn dịch kém và dễ bị bệnh đường ruột.
Trên cơ thể người cũng vậy, chủng loại đường ruột điển hình như chủng Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium bifidum và Bifidobacterium breve cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của đường tiêu hoá. Nếu hệ tiêu hoá trong cơ thể thiếu vi sinh sẽ dẫn đến thức ăn không tiêu hoá và hấp thu được, từ đó làm cho cơ thể uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng, sức khoẻ kém và dễ nhiễm bệnh. Do đó mọi người đều được khuyến nghị bổ sung thêm các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột để tăng hấp thu, nâng cao sức đề kháng.
KOIKA BAC+ và nhiều sản phẩm khác của KOIKA đang có mặt trên thị trường
Trong số các sản phẩm men vi sinh cho cá cảnh trên thị trường hiện nay, sản phẩm KOIKA - BAC+ là tên tuổi đã được rất nhiều người nuôi cá, Youtuber, Vlogger chuyên về cá cảnh sử dụng làm men vi sinh cho cá KOI, cho cá Rồng, cá Betta, cá Vàng - Ranchu, cá La Hán, cá Dĩa và cá Guppy mang về hiệu quả tốt. Sản phẩm đã được PT Guppy Nguyễn Phát, Thủy Sinh Tím, Sơn Betta Chia Sẻ Kinh Nghiệm, Youtuber Ba Cu Đất, Youtuber Hugo Dương, Nhà lai tạo cá Lãng Tử 02 - Nguyễn Đình Quân, Youtuber Mến, Lala Guppy,... sử dụng thử và hài lòng với 2 chức năng trong 1 sản phẩm: vừa giúp cá khoẻ, vừa làm trong nước.
Chìa khóa thành công của sản phẩm KOIKA - BAC+ và KOIKA - BAC M chính là công thức giàu chủng vi khuẩn Bacillus coagulans và Bacteriocin. Đây là 2 yếu tố cực kỳ có ích trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá cảnh nói riêng nhưng. Trong khi Bacillus coagulans ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất tăng trưởng, tăng mức độ hấp thu, làm giàu nồng độ enzyme tiêu hoá của cá, thì Bacteriocin có khả năng ức chế mầm bệnh đường tiêu hoá. Sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý này đã tạo nên công thức hoàn hảo, giúp cá cảnh mau lớn, phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh đường ruột, nấm, ký sinh trùng, làm cá nhanh đói do tiêu hóa nhanh thức ăn, ăn khỏe, lên màu đẹp.
Không những vậy 2 yếu tố này khi tan vào môi trường nước còn có tác dụng xử lý khí độc, tránh gây độc cho cá cảnh, giảm các quần thể tảo xanh, tăng oxy hoà tan trong môi trường nước, đồng thời thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, từ đó hỗ trợ làm trong nước.
Sản phẩm của KOIKA được PT Guppy Nguyễn Phát và nhiều Youtuber chuyên về cá cảnh sử dụng, review hiệu quả tốt
Có thể nói KOIKA BAC+ là sản phẩm nổi trội nhất của KOIKA. Bên cạnh hiệu quả đa năng như phân giải khí độc, hỗ trợ đường tiêu hoá, tăng sức đề kháng và làm trong nước... thì sản phẩm còn được ưa chuộng bởi cách sử dụng vô cùng tiện lợi: chỉ cần xịt sản phẩm trực tiếp vào nước đang có cá, hoặc xịt ướp vào thức ăn 15 phút trước khi cho ăn để chế phẩm sinh học này phát huy tác dụng.
Nhờ ưu điểm không cần vớt cá ra ngoài khi sử dụng KOIKA BAC+ nên người nuôi không mất nhiều công sức và thời gian, đồng thời tránh được tình trạng cá mệt mỏi lờ đờ hoặc sốc nước. Do đó sản phẩm phù hợp cho cả nhu cầu về vi sinh cho cá KOI lẫn cá rồng - những loài cá quý hiếm hoặc được nuôi với số lượng nhiều, cần nhiều công chăm nom, thay nước nếu sử dụng các chế phẩm sinh học khác.
3. Men vi sinh hồ cá giúp cải thiện độ pH
Có cả nhóm lợi khuẩn trong men vi sinh hồ cá giúp điều chỉnh độ pH
Men vi sinh hồ cá còn có khả năng giúp cải thiện độ pH. Chỉ số pH rất quan trọng trong nuôi cá cảnh nói riêng và nuôi trồng thuỷ hải sản nói chung. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sốc nước khi thả cá vào hồ mới. Trường hợp với những hồ cá nuôi lâu ngày, độ pH sẽ giảm dần nếu không bổ sung phân nền, không thay nước khiến chủng loại có hại phát triển, tích tụ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Người nuôi cần điều chỉnh độ pH sao cho càng giống với môi trường thiên nhiên (hoặc nước tại trại cá, tại cửa hàng khi mới mua cá về) mà loài cá đó đang sinh sống để đảm bảo sức khoẻ cho cá.
Biểu hiện cho thấy đàn cá của bạn đang bị sốc pH hoặc môi trường pH chưa phù hợp:
- Cá yếu, bỏ ăn
- Chuyển động không bình thường
- Còi cọc, chậm lớn
- Cá bột hao hụt đầu con
Trong nuôi trồng tôm cá thương phẩm, độ pH thường được người nuôi điều chỉnh bằng cách sử dụng CaCO3 (tạt vôi) trên diện rộng. Tuy nhiên với trường hợp anh em nuôi cá cảnh, độ “chảnh” của những em này cao hơn, đồng thời để tránh cặn Canxi lắng đọng thì sử dụng men vi sinh cho hồ cá là cách an toàn nhất.
Với những trại cá giống hoặc cửa hàng cá cảnh, nhiều người chủ còn tận dụng làm nước điều chỉnh pH từ lá cây như lá bàng, lá dừa, lá chuối... Tuy nhiên cách này dễ bị nhớt hoặc đóng váng nếu anh em chưa có nhiều kinh nghiệm. Đồng thời nếu áp dụng vào hồ cá thuỷ sinh, một mặt không cho tác dụng nhanh, mặt khác sẽ làm nước nuôi chuyển sang màu trà kém thẩm mỹ.
Một số giải pháp tự nhiên giúp tăng giảm độ pH trong hồ cá cảnh:
- Giảm pH: Sử dụng nước thẩm thấu ngược (RO) hoặc nước khử ion (DI), bổ sung một lượng lũa vừa đủ cho hồ cá hoặc thêm rêu mục để cung cấp chất Tanin hỗ trợ giảm pH
- Tăng pH: Sử dụng nước thẩm thấu ngược (RO) hoặc nước khử ion (DI), sử dụng san hô nghiền hoặc sỏi dolomit cho chất nền, hoặc trang trí hồ cá với đá vôi, đá san hô
Bổ sung lũa cũng là cách điều chỉnh độ pH tự nhiên
Tuy nhiên có thể thấy, những giải pháp này đòi hỏi người nuôi cần bỏ công setup tạo hệ vi sinh cho hồ cá, và hiệu quả cũng đến rất chậm, sự biến động pH điều chỉnh được cũng không cao.
Do đó, để tăng pH một cách bền vững, hiệu quả cao và dễ sử dụng, sản phẩm men vi sinh trong hồ cá hỗ trợ điều chỉnh pH của KOIKA là KOIKA - pH- (hỗ trợ làm giảm pH) và KOIKA - pH+ (hỗ trợ tăng pH) đang được rất nhiều người chơi cá và trại cá tin dùng. Chỉ với 2 nhịp sử dụng cách nhau 10 tiếng, hồ cá sẽ đạt mức pH như mong muốn mà không cần vớt cá ra, không cần setup lại.
Bổ sung vi sinh cho bể cá cảnh & những thắc mắc, sai lầm thường gặp
Câu hỏi: Nên hay không nên sục khí khi thêm men vi sinh cho bể cá?
Tuỳ chủng loại mà nhà sản xuất sử dụng là hiếu khí hay kị khí mà từng sản phẩm sẽ có hướng dẫn cách “kích hoạt” nên hay không nên sục khí liên tục khi thêm vi sinh. Chẳng hạn như đa phần các sản phẩm của KOIKA đều khuyên người nuôi bật sục khí mạnh liên tục để sử dụng chế phẩm. Do đó khi chọn bất cứ loại men vi sinh nào, người nuôi cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sai lầm: Nuôi vi sinh trước trong nước, lâu dần mới thả cá vào.
Các loài này cũng là một thực thể sống, và sử dụng vi sinh trong nuôi cá cảnh là chúng ta đang khai thác mặt lợi trong quá trình trao đổi chất của chúng. Do đó nếu bạn nuôi vi sinh trong bể cá môi trường nước, mà không có đàn cá nào, không có nguồn thức ăn nào thì chúng cũng không có chất hữu cơ để “ăn” và phát triển. Từ đó không thể chung sống cùng đàn cá khi vài hôm sau bạn thả cá vào.
Vi sinh xử lý nước hồ cá cần nguồn vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, chất thải của cá… và trả lại cho cá môi trường sống trong sạch. Đây là một vòng tuần hoàn khép kín. Thế nên nếu bạn chỉ thả chúng vào môi trường nước trắng, thì hiển nhiên chúng sẽ sớm bị khai tử do “đói”.
Sai lầm: Vi khuẩn phân giải Nitrate cần môi trường yếm khí, trong khi hồ cá lúc nào chất lượng oxygen cũng được bổ sung cao, do đó vi sinh làm trong nước hồ cá hay khử khí độc không thể tồn tại được.
Thực tế quá trình phân giải chất hữu cơ xảy ra ở cả điều kiện hiếu khí và kị khí. Chính vì vậy KOIKA đã chọn lọc nhóm chủng loại hiếu khí chi Bacillus cho kết quả nghiên cứu tốt để đưa vào công thức men vi sinh KOIKA, giúp kiểm soát pH, nồng độ NO2, NO3, giữ môi trường nước ổn định và tiết kiệm công chăm thay nước.
Sai lầm: Màu của cá chủ yếu là do di truyền, môi trường nước chỉ ảnh hưởng ít thôi!
Thực tế môi trường nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sự lên màu của cá là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Giống như hoa cẩm tú cầu, khi trồng trên những loại đất khác nhau sẽ cho ra màu sắc hoa khác nhau. Lý giải về sự liên quan giữa môi trường nước và màu sắc cá, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nồng độ Nitrat trong nước cao mà không có men vi sinh cho cá phân giải, chúng sẽ đi vào cơ thể cá thông qua quá trình hô hấp và giành chỗ với oxy, do đó ảnh hưởng đến các tế bào sắc tố làm cá mất màu, hoặc lên màu không như mong muốn.
Không những vậy, bên cạnh nồng độ Nitrate còn có chỉ số TOC (Total organic carbon). Khi TOC cao sẽ làm cho nước trong hồ dơ hơn, nếu không tạo vi sinh cho hồ cá kịp thời sẽ khiến vi khuẩn có hại sinh sôi và gây nên hiện tượng thủng lỗ đầu cá (hole-in-head).
Có thể nói, việc bổ sung vi sinh cho bể cá là vô cùng quan trọng, chúng giúp tạo môi trường nước ổn định - yếu tố thành bại trong nghệ thuật nuôi trồng thuỷ sinh. Và sự ra đời của men vi sinh cũng như các chế phẩm sinh học đã giúp cộng đồng người nuôi cá cảnh có thêm giải pháp tiện lợi, mang lại hiệu quả cao cho niềm đam mê của mình. Tuỳ vào kinh nghiệm và nhu cầu của bản thân, người nuôi có thể chọn mua cho bể cá hay nuôi tự nhiên nếu có đủ thời gian chờ đợi. Tuy nhiên KOIKA muốn lưu ý thêm cho người nuôi cá cảnh cần chú ý về diện tích hồ, số lượng cá để có mật độ nuôi thích hợp, cũng như có cách quản lý phân cá và các chất thải tốt để không có mùi tanh trong nhà. Chúc bạn sớm sở hữu một bể cá nước trong, cá khoẻ mạnh, linh hoạt, ăn khoẻ, sinh trưởng và phát triển tốt đúng như mong muốn!
Câu hỏi: Tôi đang nuôi cá Ali - loài cá cần pH cao, nhưng pH trong bể của tôi rất thấp, khó nâng pH lên bằng các sản phẩm có mặt trên thị trường. Vậy làm cách nào để pH của bể cá cao như mong muốn?
Chào anh! Không biết từ trước đến nay anh đã dùng các sản phẩm nâng pH nào trên thị trường và công thức của sản phẩm đó là gì? Nếu chưa sử dụng các sản phẩm men vi sinh hỗ trợ điều chỉnh pH thì có thể tham khảo dùng thử vì đây là phương án an toàn và hiệu quả.
Nhiều sản phẩm tăng pH trên thị trường hiện nay sử dụng các hợp chất hoá học có tính kiềm để nâng độ pH trong nước. Tuy nhiên, vì ứng dụng phản ứng hoá học nên các sản phẩm này thường làm tăng pH rất nhanh, đồng thời khi giảm cũng giảm rất nhanh, người nuôi khó kiểm soát, khó duy trì ở mức mong đợi. Từ đó có thể làm cá bị sốc hoặc đột tử do pH tăng đột ngột. Bên cạnh đó các loại cây thuỷ sinh cũng có thể bị ảnh hưởng. Trường hợp bể của anh khó lên pH cũng không loại trừ trường hợp trong nước đang có các khoáng chất tác dụng với sản phẩm pH hoá học nên không phát huy được chức năng điều chỉnh pH.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều chỉnh độ pH giúp độ pH tăng/giảm từ từ, duy trì ổn định, không gây sốc
Như vậy phương án tốt và đáng để anh thử nhất là sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng pH, chẳng hạn như KOIKA pH+. Đây là sản phẩm được điều chế từ chủng vi khuẩn Bacillus subtilis. Quá trình sinh trưởng và trao đổi chất của chúng sẽ giúp tăng độ pH trong môi trường một cách tự nhiên, tăng dần dần giúp cá không bị sốc pH. Không những vậy, vì nhóm này là thực thể sống nên sự tồn tại của chúng sẽ giữ độ pH luôn ổn định, tránh tình trạng pH đột ngột giảm trở lại. Chỉ với 2 nhịp sử dụng cách nhau 10 tiếng, hồ cá của anh sẽ đạt mức pH như mong muốn mà không cần vớt cá ra, không cần setup lại.
Men vi sinh cho cá Koika - Lựa chọn số 1 cho giới chơi vi sinh cho bể cá, để duy trì môi trường vi sinh làm trong nước hồ cá và ổn định, giúp nuôi cá khoẻ, ăn mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.