Làm sạch hồ cá chỉ với 5 bước siêu đơn giản
Làm sạch hồ cá chỉ với 5 bước siêu đơn giản
Để đảm bảo cá của bạn luôn khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn giữ cho các điều kiện của hồ ở mức tối ưu. Nước trong hồ cá có thể gây hại cho cá nếu không được duy trì đúng cách. Việc bảo trì và làm sạch hồ một cách đúng đắn sẽ giúp bạn không cần phải thay hết nước cùng một lúc. Thực tế, việc thay nước hoàn toàn được xem như là bạn đã tiêu diệt tất cả các lợi khuẩn đã tích tụ.
Nhiều người mới chơi hồ cá thủy sinh nghĩ rằng hồ nhỏ sẽ dễ vệ sinh và bảo dưỡng hơn. Tuy nhiên đây là một điều không chính xác. Hồ cá càng lớn càng giúp việc giữ nước ổn định hơn.
Để hiểu lý do tại sao bạn cần làm sạch hồ cá, tầm quan trọng của việc vệ sinh thường xuyên, tần suất bạn nên làm sạch hồ, các thông số phù hợp với hồ cá và cách làm sạch hồ cá trong năm bước đơn giản, hãy tiếp tục đọc bài viết sau cùng Koika nhé.
1. Tại sao bạn cần làm sạch bể cá
Có ba mục tiêu mà bạn cần thực hiện khi làm sạch hồ cá của mình:
- Điều chỉnh chu trình nitơ
- Loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan và dạng hạt
- Bổ sung khoáng chất cần thiết
1.1 Điều chỉnh chu trình nitơ
Chu trình nitơ là quá trình trong đó amoniac được vi khuẩn chuyển đổi thành nitrit và sau đó thành nitrat. Cả amoniac và nitrit đều độc hại đối với cá, và do đó, sự có mặt của các vi khuẩn có lợi trong hồ cá của bạn là điều cần thiết, giúp chuyển hóa các hợp chất có hại thành nitrat. Nitrat ít gây hại cho cá hơn nhiều và có thể được loại bỏ bằng cách thay nước thường xuyên.
1.2 Loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan và dạng hạt
Chất hữu cơ được phân loại thành chất hữu cơ hòa tan (DOM) và chất hữu cơ dạng hạt (POM).
Chất hữu cơ bao gồm chất thải của cá, thức ăn thừa, … Giống như amoniac bị phân hủy bởi các lợi khuẩn, rác thải thực phẩm và các chất hữu cơ khác trong hồ của bạn cũng vậy.
Thực vật trong hồ nước ngọt có thể sử dụng một số chất hữu cơ này và phần còn lại có thể được kiểm soát bằng cách thay nước và làm sạch thường xuyên.
Tips: bạn có thể sử dụng men vi sinh KOIKA Clear chuyên dụng để làm trong nước hồ cá. KOIKA Clear có công dụng phân hủy chất hữu cơ dư thừa, hình thành màng biofilm trong hệ lọc sinh học, làm trong nước. Bên cạnh đó còn có công dụng ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong môi trường.
1.3 Bổ sung khoáng chất
Khi cá được nuôi trong nước không có đủ khoáng chất, lượng khoáng chất quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến cá bị căng thẳng, làm chết cá.
Trước khi thêm nước vào hồ, bạn cần xử lý nước để loại bỏ tạp chất. Tùy theo loại nước mà bạn sử dụng như nước máy, nước giếng, hay nước mưa,… mỗi loại đều có phương pháp lọc riêng.
Song song đó, bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm để bổ sung các khoáng chất cần thiết cho hồ cá.
2. Bảo trì thường xuyên
Bạn cần kiểm tra các công việc bảo dưỡng hàng ngày và hàng tuần để đảm bảo hồ cá của bạn luôn trong tình trạng khỏe mạnh.
3. Bảo dưỡng hồ mỗi ngày
Chỉ mất vài phút cho việc này để tạo nên sự khác biệt cho một hồ cá khỏe mạnh:
- Cho cá ăn hai lần một ngày và loại bỏ thức ăn thừa sau 5 phút. Điều này sẽ ngăn thức ăn thừa không bị phân hủy và ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Quan sát nhanh tất cả cá trong hồ. Nghĩa là tất cả chúng đều hoạt động bình thường, cá không bị thương và không bị bệnh.
- Kiểm tra nhiệt độ nước và trọng lượng riêng của nước để có sự điều chỉnh kịp thời.
4. Bảo dưỡng hồ hàng tuần
- Kiểm tra nước : độ pH, nitrat, nitrit và amoniac, và độ mặn (trong hồ nước mặn). Các dụng cụ này thường có ở các shop bán cá cảnh, cực kỳ đơn giản và dễ sử dụng.
- Kiểm tra nhanh các thiết bị như bộ lọc, đèn chiếu sáng, v.v
5. Bao lâu thì nên vệ sinh hồ cá?
Lượng nước và mức độ thay nước định kỳ hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước bể và số lượng cá bạn đang nuôi. Thông thường, bạn nên thay nước một phần cho hồ nước ngọt từ 10 - 20% sau mỗi 2 - 3 tuần. Đối với hồ nước mặn, bạn nên thay 10% lượng nước mỗi tuần trong năm đầu tiên, sau đó bạn có thể làm theo hướng dẫn tương tự đối với hồ nước ngọt.
Nếu cá càng nhiều, lượng sinh học càng lớn và nhu cầu thay nước càng nhanh. Trong vài tháng đầu nuôi cá, bạn nên theo dõi tình trạng nước của hồ thường xuyên.
6. Cách làm sạch hồ cá bằng 5 bước đơn giản
- Chuẩn bị
- Bỏ nước
- Loại bỏ tảo
- Vệ sinh bộ lọc
- Thay nước
6.1 Bước 1: Chuẩn bị
- Máy hút sỏi
- Máy nạo / gạt tảo
- Thùng lớn (đảm bảo rằng thùng này chỉ được sử dụng để làm sạch hồ cá)
- Bộ lọc
- Khăn, vải
- Ống bơm xi- phông để thay nước
- Nước đã được xử lý loại bỏ tạp chất
- Bộ kiểm tra nước
- Đồ sưởi
- Bộ đầu dò độ mặn
- Rút phích cắm tất cả thiết bị điện trong hồ cá
6.2 Bước 2: Loại bỏ nước
Bạn cần thay khoảng 10-20% lượng nước trong hồ cá mỗi 2-3 tuần một lần.
Sử dụng máy hút sỏi siphon, có gắn vòi để làm sạch sỏi và loại bỏ nước.
Nên hút từng lượng sỏi nhỏ bằng cách sử dụng xi phông, chất thải sau đó sẽ được hút qua ống vào xô cùng với một ít nước và sỏi sẽ rơi trở lại vị trí cũ.
Dùng ngón tay cái chặn đầu ống để làm chậm quá trình hút và đảm bảo không có viên sỏi nào lọt vào ống.
6.3 Bước 3: Loại bỏ tảo
Cách đơn giản nhất để làm sạch kính trong hồ là sử dụng chất tẩy rửa tảo từ tính.
Máy làm sạch tảo bao gồm hai nam châm với một lớp nỉ mềm bao phủ. Bạn đặt một nam châm vào bên trong hồ cá, và gắn nam châm kia vào bên ngoài hồ cá.
Sau đó, bạn kéo nam châm bên ngoài xung quanh kính của bể cá, nam châm bên trong sẽ kéo theo và nhẹ nhàng loại bỏ phần lớn tảo.
Nếu bạn có hồ cá acrylic, hãy nhớ chọn chất tẩy rửa không làm xước bề mặt.
Không sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm tẩy rửa khác vì điều này có thể gây chết cá.
6.4 Bước 4: Vệ sinh bộ lọc
Loại bộ lọc phổ biến nhất là bộ lọc bọt biển. Để làm sạch phần này, bạn nên tháo ra và xả trong xô nước mà bạn đã lấy ra khỏi bồn chứa.
Không chạy bộ lọc dưới vòi nước, vì nó sẽ loại bỏ các vi khuẩn có lợi đã tích tụ cần thiết cho hồ của bạn.
Bất kỳ bộ lọc nào cũng phải được rửa sạch và bỏ lại trong hồ càng nhanh càng tốt để tránh làm mất các lợi khuẩn.
Nếu bộ lọc của bạn chứa carbon, chất hấp thụ amoniac, hoặc nhựa trao đổi ion, bạn cần thay thế vài tuần một lần vì nó không còn khả năng hấp thụ.
Nên làm sạch phần còn lại của bộ lọc, bao gồm cả đường ống; sử dụng một bàn chải lọc cho việc này.
6.5 Bước 5: Thay nước
Hồ cá của bạn bây giờ cần được bổ sung đầy nước.
Loại nước bạn thêm vào tùy thuộc vào việc bạn có hồ nước mặn hay hồ nước ngọt.
Đảm bảo nhiệt độ của nước càng giống nhau càng tốt, điều này tránh gây sốc cho cá.
Kiểm tra các thông số nước trong hồ cá của bạn sau một vài giờ, và cũng kiểm tra xem nước có bị vẩn đục hay không
Cuối cùng, bạn có thể làm sạch bên ngoài hồ bằng cách sử dụng một miếng vải chuyên dùng để lau kính hồ cá.
Trên đây là những chia sẻ của KOIKA về cách làm sạch hồ cá. Bạn có thể dùng vi sinh xử lý nước hồ cá, để nước hồ luôn trong, sạch, tần suất thay nước hồ cá do đó cũng thưa hơn nhé. Chúc các bạn thành công!