Cá thần tiên có những đặc điểm gì? Có dễ nuôi không?
Cá thần tiên (Pterophyllum scalare), hay còn được gọi là cá Ông Tiên, là loài cá nước ngọt, sống ở môi trường nhiệt đới. Xuất thân từ Nam Mỹ, cá thần tiên có ngoại hình bắt mắt và được xem là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Vậy cá thần tiên có đặc điểm nhận dạng ra sao, có dễ nuôi không, sinh sản thế nào? Hãy cùng KOIKA tìm hiểu cách nuôi cá thần tiên một cách chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
1. Cá thần tiên có những đặc điểm gì? Cách nuôi cá thần tiên ra sao?
Cá thần tiên sống thành bầy lớn ở vùng Amazon thuộc Nam Mỹ. Đến năm 1820 được nhập cảnh vào châu Âu và từ đó được nhân rộng và phổ biến trên toàn thế giới. Tuy sống thành bầy lớn ở điều kiện tự nhiên, nhưng với hồ cá, bạn chỉ nên nuôi tầm 6-7 con với dung tích hồ khoảng 400 lít. Nhiệt độ phù hợp với loài cá thần tiên này là 25 độ, độ cứng của nước tầm 4-12dGH, độ pH trong khoảng 6-7 là phù hợp.
Cá thần tiên thường bơi theo chiều dọc. Vây cá sẽ khó phát triển nếu chiều cao của hồ nhỏ hơn 50cm. Vì thế, để nuôi khoảng 6-7 con, bạn cần bố trí hồ khoảng 400 lit.
So với các loại cá cảnh khác, cá thần tiên có kích thước lớn hơn nhiều. Cá trưởng thành có chiều dài từ đầu tới đuôi khoảng 12-15cm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc nhiều vào thực phẩm. Trung bình, trong khoảng 6-8 tháng tuổi đầu, cá phát triển khoảng 0.5-1cm/tháng. Sau đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại và phát triển đầy đủ cho đến 12-18 tháng tuổi.
Cá thần tiên có tuổi thọ khá cao, tầm 8-9 năm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu bạn bỏ mặc thì cá vẫn có thể sống khỏe. Nếu không được chăm sóc đúng cách, cá chỉ có thể sống khoảng 4 năm, thậm chí ít hơn.
Bạn có thể trang bị trong hồ các viên đá cuội, các loại cây lá to, tán rộng để cá có nơi để trú ngụ, vui đùa, thậm chí đẻ trứng. Tuyệt đối tránh bố trí hòn non bộ, vì các mảnh sắc bén có thể gây thương tích cho cá.
2. Cá thần tiên có bao nhiêu loại?
Hiện nay có rất nhiều loại cá thần tiên khác nhau, mỗi loại đều có hình thù và đặc điểm riêng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem sau nhé:
- Vàng: các bộ phận của cá đều có ánh vàng
- Bạc: loài cá có thân bạc, tuy nhiên trên mình còn những sọc đen dọc. Loại cá này có thể sống trong môi trường tối, ánh sáng hoặc rắn.
- Ngọc trai vàng: có ánh rực rỡ và trong trẻo như ngọc trai
- Đen: thân có màu đen như gỗ mun
- Ren đen: thân có các sọc đen mềm mại và có thể sống ở khu vực có ánh sáng rộng.
- Khói: một nửa thân có màu bóng bạc, nửa còn lại màu xám tối hoặc đen.
- Koi: thân có 2 màu đỏ-trắng. Bên cạnh đó xen thêm những mảng màu đen và vàng.
- Ngựa vằn: thân có sọc đen- trắng.
- Cẩm thạch: có những đốm xoáy màu bạc hoặc đen xuất hiện trên thân. Đồng thời trên vây cũng có những dấu đen to nhỏ khác nhau, một số có mẫu vàng trên đầu.
- Đỏ mặt: đầu có vết vàng và vài điểm trắng. Khi trưởng thành có thể có những mảng màu đỏ dưới mắt của họ.
- Đuôi voan: là loài có đuôi dài và mềm mại với đa dạng màu sắc.
3. Cá thần tiên ăn gì?
Đây là loài cá không dễ nuôi, tuy nhiên việc ăn uống thì lại khác. Cá thần tiên có thể ăn các đồ tươi, đồ khô, thậm chí đồ đông lạnh. Một số thực phẩm dinh dưỡng dành cho cá như tim bò, trùn chỉ, cá mồi nhỏ, sâu đỏ,… Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự sống, bạn cần tìm mua thức ăn có nguồn gốc rõ ràng để cá có sức khỏe tốt.
Thêm lưu ý là chỉ nên cho cá ăn vừa phải, tránh tình trạng bội thực dẫn đến cá chết. Nếu có ngày nào lỡ quên cho cá ăn thì bạn đừng vội lo lắng, cá thần tiên có thể tồn tại khi nhịn đói 2 tuần. Tuy nhiên, việc bị bỏ đói sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cá.
4. Cá thần tiên thường bị bệnh gì?:
4.1 Bệnh xuất huyết
Biểu hiện đầu tiên là trên cơ thể cá xuất hiện các đốm đen, lâu dần sẽ ăn mòn vây hoặc nổi u.Trường hợp nặng hơn, cá có thể bị nổ mắt do đục thủy tinh thể.
Nguyên nhân của bệnh này do việc bảo trì hồ không thường xuyên, dẫn đến các loại vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển và bám vào cá.
4.2 Bệnh đốm trắng
Bệnh này được gây ra do ký sinh trùng từ nguồn nước không đủ sạch. Yếu tố này dẫn đến nồng độ NH3 cao, cá bị căng thẳng và kém thích nghi.
5. Cá thần tiên sinh sản ra sao?
Cá thần tiên thường tìm bạn đời theo ý mình, vì thế khi nuôi, bạn nên thả số lượng cá đực và cái ngang nhau, tránh sự tranh giành khi đến mùa sinh sản.
Cá thần tiên thường đẻ trứng trên các bề mặt phẳng như lá cây thủy sinh, gốc cây, thậm chí thành bể. Loại này có thể đẻ trứng liên tục từ 8-12 tháng, mỗi lần đẻ cách nhau mỗi ngày. Sau mỗi lần đẻ, bạn nên đem hết trứng ra ngoài để nó bắt đầu một chu kỳ mới. Vì thế trong bể cá khi mùa sinh sản đến bạn nên đặt 1 vài ống sứ để cá để trứng vào.
Cá con thường sau 1 tuần nở mới có thể bơi được. Trong khoảng thời gian “nằm im” đó, cá sẽ tự hấp thụ dưỡng chất ở túi bào thai. Cũng như các loại cá khác, cá con cũng cần được quan tâm đến môi trường nước.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách nuôi cá thần tiên. Chúc các bạn có một hồ cá đẹp lung linh với những chú cá khỏe mạnh.