Giỏ hàng

Bỏ túi 7 bí kíp nuôi cá cảnh không bị chết

Nuôi cá cảnh là một trong những thú vui tao nhã của người Việt từ nhiều năm nay. Không chỉ với mục đích để giải trí, trang trí, mà nuôi cá cảnh còn được xem là phong thủy, mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Vậy làm sao để có thể cá cảnh luôn được khỏe mạnh và cá không bị chết, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Cách nuôi cá cảnh không bị chết

1. Môi trường nước: đây là vấn đề tối quan trọng trong việc nuôi cá.

  • Nước máy: cần xử lý Clo trước khi thả cá vào. Cách tốt nhất là bạn có thể đổ nước ra chậu, đặt ở nơi có nhiều ánh nắng, không đậy nắp và để trong vòng 24h để chất Clo bốc hơi. Tốt hơn nữa, bạn có thể bật thêm mát xủi oxy.
  • Nước giếng: Nước giếng thường bị nhiễm phèn, nồng độ pH thấp, hàm lượng oxy ít, bạn cần chứa nước trong bể chứa, xủi oxy thật mạnh để tăng lượng oxy và pH. Than hoạt tính cần thiết trong trường hợp nước nhiềm phèn.
  • Nước mưa: Nước mưa thường có độ pH thấp nên cần xử lý như nước giếng. Tuy nhiên nước mưa làm hồ nhanh có tảo rêu, nên bạn cần hạn chế sử dụng.

2. Kích thước hồ cá

Kích thước hồ cá đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi cá, vì thế, cần chọn loại hồ có kích thước hợp lý, mật độ cá trong hồ phải đủ rộng và thoáng để cá không bị chết. Việc thả cá đông quá sẽ làm cá thiếu oxy, nước nhanh bẩn, sẽ dẫn đến tình trạng cá dễ bị chết.
Với các loại hồ cá có kích thước vừa và nhỏ, bạn nên nuôi các loại cá vàng, cá betta, cá bống. Với các loại hồ cá thủy sinh kích thước lớn, bạn có thể nuôi cá lớn hơn kèm theo máy sục nhằm cung cấp đủ oxy để cá không bị chết.

3. Thức ăn cho cá

Việc cung cấp thức ăn đủ cho cá là yếu tố quan trọng giúp nước trong hồ cá luôn được trong. Loài cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người lầm tưởng là cá đói và cho rất nhiều đồ ăn vào hồ. Điều này có thể khiến cá bể bụng và chết.
Vì thế, chỉ nên cho cá ăn ngày 2 lần cùng với lượng thức ăn phù hợp để cá được khỏe mạnh. Việc bỏ thức ăn nhiều sẽ gây ra sự dư thừa, làm đục nước và phát sinh mầm bệnh.

4. Oxy, nhiệt độ và ánh sáng cho hồ cá

Việc đặt hồ cá ở nơi có đầy đủ oxy, nhiệt độ và ánh sáng là điều cần thiết để cá sống khỏe mạnh.
Máy sục oxy cần được bật 24/24. Cần trang bị thêm máy lọc nước với những hồ lớn hơn 60cm.
Nhiệt độ phù hợp nhất cho cá cảnh từ 26-28 độ C. Trong trường hợp chênh lệch vài độ thì cá vẫn sống khỏe.

Tránh đặt hồ cá ở nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc những nơi tối tăm, ẩm thấp sẽ dễ làm cá phát bệnh.

5. Thay nước bể cá

Nhằm hạn chết tình trạng cá bị sốc nước do chênh lệch pH và nhiệt độ, khi thay nước, bạn cần hút nước cũ trong khoảng 30-50% và đổ nước từ từ để cá dần thích nghi.
Trong trường hợp muốn chuyển cá qua hồ khác, bạn cần cân bằng nhiệt độ và pH tránh việc cá bị sock và stress vì thay đổi môi trường sống.

Bạn có thể dùng men vi sinh Koika Clear để xử lý nước, làm trong nước hồ cá. Men vi sinh có tác dụng phân hủy chất hữu cơ dư thừa, hình thành màng biofilm trong hệ lọc sinh học giúp làm trong nước hồ cá, bên cạnh đó còn có thể ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong môi trường.

6. Chọn cá

Việc chọn các loại cá có thể sống chung với nhau rất quan trọng. Để cá không bị chết do tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”,  bạn nên chọn những loại hiền lành, không cắn rỉa sống chung với nhau; tránh nuôi chung hồ với các loại cá dữ.

7. Tạo vi sinh cho hồ cá

Cách tạo vi sinh cho hồ cá trở nên đơn giản hơn với men vi sinh chế phẩm sinh học men vi sinh KOIKA BAC+. Bể cá cảnh thủy sinh khi muốn đưa vào hoạt động, điều đầu tiên cần làm là phải tạo ra hệ vi sinh trước khi bắt đầu thả cá, tép cảnh vào môi trường sống nhân tạo này. Việc cung cấp đầy đủ vi sinh đảm bảo được môi trường sống cho động thực vật thủy sinh, bất kể là hồ của bạn có dung tích lớn hay nhỏ. Vì thế, việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh là rất cần thiết. Đây là yếu tố giải quyết được gần 70% vấn đề để không bị cá chết.

Trên đây là cách hướng dẫn nuôi cá cảnh không bị chết dành cho người mới chơi cá. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin giúp bạn bảo vệ “thú cưng” của mình một cách hoàn hảo nhất.