Một số cách chăm sóc cá khi cá bị phù nề
Một số cách chăm sóc cá khi cá bị phù nề
Việc nuôi cá sao cho cá luôn khỏe mạnh là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người nuôi cá cảnh. Khi cá bị bệnh và chết, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh phù nề. 90% loài cá như Guppy, Betta, Gourami, Goldfish, Molly, Tetra, Barbs, Cyclid,… đều dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh căn này. Hãy cùng KOIKA tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này, để có hướng chăm sóc cá đúng cách nhé!
1. Các triệu chứng
Khi bị bệnh, cá sẽ có các triệu chứng như:
- Bị đầy bụng
- Vảy có những vết hình dạng như quả dứa
- Bị lồi mắt
- Màu sắc của gò má nhạt đi
- Tụ máu ở vùng bụng
- Xương sống bị cong
- Chán ăn
- Bơi lờ đờ một mình trên mặt nước
- Da và vây cá đổi sang màu đỏ thẫm
Thông thường, các triệu chứng này sẽ tăng dần khi bệnh tiến triển nặng. Các chức năng như thận, gan sẽ bị sưng tấy và mất hình dạng.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn Eyreameanas xuất hiện khi cá mất khả năng miễn dịch. Trong đó, căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính phá hủy khả năng miễn dịch của cá. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Chất lượng nước kém
- Hàm lượng aminiac và clo cao trong nước
- Nhiệt độ dao động đột ngột.
- Các bệnh khác.
Nói chung, ngay cả khi một trong các yếu tố trên không ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của cá thì bạn cũng cần cẩn thận.
3. Cách điều trị khi cá bị phù nề
Bệnh phù nề không thể chữa nhanh như các loại khác. Một số chuyên gia cho rằng mang những con cá bị bệnh tách khỏi hồ có thể ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh sang những con cá khỏe mạnh. Nếu cá bị chứng phù nề kèm theo các biểu hiện như nấm, mắt lồi, đốm trắng,..thì việc điều trị là không thể.
Dưới đây là những cách bạn có thể chăm sóc cá một cách tốt nhất:
- Chuyển cá bị bệnh sang một hồ cá khác. Đây được xem như là một “hồ cá bệnh viện”.
- Thêm một muỗng cà phê muối vào mỗi 4 lít nước.
- Thường xuyên thay nước trong “hồ cá bệnh viện”. Bổ sung muối mỗi khi thay nước.
- Khi pha muối hòa nước, lượng muối hòa tan trong máu cá giúp ngăn chặn sự phát triển, làm giảm nguy cơ tích nước và sưng tấy trong các mô và cơ quan của cá. Tuy nhiên, nếu lượng muối quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cá bị mất nước và chết.
- Thức ăn sống sẽ tốt hơn cho cá bị bệnh.
- Bạn cần theo dõi sát sao trong thời gian cá ăn và điều trị cho đến khi các triệu chứng giảm dần.
- Nên cung cấp thuốc kháng sinh nếu cá mất nước hoàn toàn. Trước khi sử dụng kháng sinh cần xem liều lượng thông tin trên bao bì.
Tuy nhiên, tốt nhất là nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn cần xem xét các yếu tố sau có thể gây bệnh phù nề ở cá:
- Chất lượng nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế bạn cần kiểm tra định kỳ nhiệt độ và độ pH trong nước để đảm bảo cho sức khỏe của cá.
- Thay nước 2 lần một tuần, mỗi lần chỉ nên thay 30% lượng nước.
- Giữ cho hồ cá luôn sạch sẽ.
- Làm sạch đáy hồ bằng máy hút sỏi.
- Tránh cho cá ăn quá nhiều. Cho thức ăn viên vào nước, trong vòng 5-10 phút cá không ăn hết thì phải dùng ống hút đồ thừa ra.
- Với thực phẩm dạng mảnh, cần sử dụng trong vòng 1 tháng. Không cho cá ăn thức ăn bị ẩm.